Skip to Content

Blog Archives

Vận chuyển quốc tế

Là một trong những đơn vị đi đầu ngành dịch vụ vận chuyển, chúng tôi luôn cố gắng để thấu hiểu những nhu cầu thiết thực từ phía khách hàng. Đặt trọng tâm là chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dùng, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện và nâng tầm các dịch vụ của mình để đáp ứng những nhu cầu của quý khách.

van chuyen quoc te

Dịch vụ đa dạng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng hệ thống dịch vụ đa dạng, quý khách hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các dịch vụ vận chuyển của chúng tôi:

  • Vận chuyển hàng không quốc tế
  • Vận chuyển đường biển quốc tế
  • Vận tải đường bộ
  • Khai thuế hải quan
  • Chuyển phát nhanh quốc tế

…..

Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến các dịch vụ của mình để đánh ứng nhu cầu của quý khách, đảm bảo quý khách sẽ hài lòng.

Chất lượng tầm cao

van chuyen quoc te

Mạng lưới hoạt động quy mô lớn cùng sự hỗ trợ từ những đối tác lớn trong ngành, những chuyến hàng sẽ được vận chuyển đúng tuyến theo yêu cầu của từng khách hàng. Đến với  SMLogis  quý khách sẽ được tận hưởng những dịch vụ tối ưu với chất lượng vượt trội.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình của chúng tôi luôn hỗ trợ và đồng hành cùng quý khách cho đến khi đơn hàng được vận chuyển đến nơi an toàn. Quý khách sẽ luôn được tư vấn omega replica uhren bởi đội ngũ của chúng tôi nếu có bất kì vấn đề nào phát sinh trong chuyến hàng.

Bằng kinh nghiệm thực tế, chúng tôi có thể xử lí được những món hàng hóa từ thông thường (general) đến hàng hóa nguy hiểm (dangerous goods) và vận chuyển an toàn đến nơi nhận. Ngoài ra, chúng tôi có thể chuyển hàng với đa dạng các kích cỡ, chủng loại, khối lượng theo yêu cầu của quý khách.

Hỗ trợ tối đa

van chuyen quoc te

Ngoài cung cấp các dịch vụ vận chuyển với chất lượng ưu việt, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm và giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Nếu quý khách cần hỗ trợ thông tin về các quy định, chính sách hay những thắc mắc liên quan, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

0 3 Continue Reading →

Giảm ngưỡng trị giá tối thiểu đối với hàng gửi đến Đài Loan

The Where To Buy Dissertations Express services providing high quality dissertation writing help for you. Any discipline within your time-frame Được cập nhật từ Thứ 6, 29/12/2017– Bắt đầu hiệu lực từ ngày 01/01/2018, ngưỡng trị giá tối thiểu đối với hàng gửi đến Đài Loan sẽ giảm từ 3.000 NTD (US$ 99*) xuống 2.000 NTD (US$ 66*) cho mỗi chuyến hàng mỗi ngày.

Trị giá tối thiểu là giá trị tiền tối thiểu của hàng hoá đủ điều kiện** mà dưới mức đó người nhập hàng không cần phải làm thủ tục hải quan chính thức và không phải chịu thuế nhập khẩu. Hầu hết các chuyến hàng đến Đài Loan có giá trị trên 2.000 NTD sẽ buộc phải làm tờ khai hải quan, chịu thuế nhập khẩu và thuế VAT.

Để hiểu rõ hơn về thay đổi mới này, vui lòng liên hệ với Nhân Viên Kinh Doanh hoặc Nhân Viên Dịch vụ Khách Hàng UPS. 點選此處

* Tổng số tiền chuyển đổi sang NTD là giá trị gần đúng và có thể áp dụng tỷ giá hiện hành.
** Các hàng hóa phải nằm trong danh mục cho phép chính thức của Hải Quan và thuế đối với một số mặt hàng nhất định vẫn có thể được yêu cầu, bất kể mức trị giá là bao nhiêu.

0 0 Continue Reading →

Mô hình IBSAL trong chuỗi cung ứng

Mô hình IBSAL là gì? IBSAL viết tắt của The  Welcome To Reliable Papers. Unlike many other writing websites, our company is known for providing http://kinderrechte-ins-grundgesetz.de/?technical-essay-writings all year long. Integrated  Alpha my review heres provides you the best in class, plagiarism free and value for money Articles at your convenient time from experts. Biomass  We will help you with Essay writing, Tragic Hero Element Oedipus Thesiss, Write my essay for me, and Argumentative essay, Essay, go now! Supply  blog - why i must do my homework essay High quality affordable Custom expository essay ghostwriter websites for phd And  How To Write A Thesis Essay science lectures channel is making complicated things clear. We offer assignment help by providing detailed explanations and plentiful Logistics (Tạm dịch: Mô hình tổng hợp logistics và chuỗi cung ứng trong sinh khối) là một chương trình mô phỏng và tối ưu hóa hoạt động khai thác và sản xuất sinh khối bao gồm các công đoạn: thu hoạch, bảo quản, sơ chế và vận chuyển các nguyên vật liệu để sử dụng trong một trung tâm tinh chế sinh học (Biorefinery).

Mô hình IBSAL trong chuỗi cung ứng
IBSAL means – Integrated Biomass Supply Analysis Logistics

Mô hình IBSAL sử dụng các phương trình toán học để đại diện cho từng hoạt động đơn lẻ trong một trung tâm tinh chế sinh học. Những hoạt động này có thể được sắp xếp bởi người sử dụng để đại diện cho tốc độ làm việc của thiết bị, cũng như xếp đợi để đại diện cho việc tồn kho. Mô hình IBSAL tính toán chi phí được chia nhỏ, năng lượng đầu vào và lượng khí thải carbon. Ước tính tài nguyên được sử dụng và đặc điểm hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng.

Thời tiết đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý sinh khối và do đó, IBSAL đưa ra chỉ tiêu độ ẩm của sinh khối để quyết định liệu có thể được thu hoạch vào một ngày nhất định hay không. Mô hình IBSAL còn tính toán năng suất sinh khối thuần dựa vào năng suất khai thác nhưng vẫn bảo tồn chất lượng đất (đối với tàn dư thực vật) và thiệt hại vật chất khô trong quá trình thu hoạch và bảo quản.

Mô hình IBSAL trong chuỗi cung ứng

Mô hình IBSAL được viết và chia sẻ miễn phí bởi Biomass and Bioenergy Research Group, trực thuộc UBC Chemical and Biological Engineering Department

0 0 Continue Reading →

SCOR là gì ? Giới thiệu mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference)

http://www.restaurant-starcke.at/?data-warehousing-research-papers for me is not a plea for help. In many cases, using a professional writer is the right choice. First of all, creating a good dissertation requires a lot of time and effort. Luckily, this type of work is not common, you only need one or two of those during your studies. However, writing a dissertation is a draining experience. Lack of time is a major concern for a student SCOR là gì? SCOR là Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Operation Reference). Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng. Mô hình SCOR  cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành. Các công cụ của SCOR tạo giúp cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả.

SCOR là gì ? Giới thiệu mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference)

SCOR- Công cụ xây dựng quy trình

Vào những năm 90 của thế kỷ 20, khi các chủ đề mở rộng hoạch định và triển khai hoạt động ra ngoài biên giới công ty trở thành mối quan tâm chính của nhiều nhóm lãnh đạo. Trước kia, phần lớn nỗ lực cải thiện quy trình hoạt động đều tập trung vào cải thiện hiệu quả hoạt động của các quy trình nội bộ công ty. Nay, nhờ vào công nghệ mới, xu thế thuê ngoài, xu thế thích ứng hóa hóa chuỗi cung ứng cho phù hợp với các khách hàng quan trọng, đã yêu cầu chuỗi cung ứng phải phát triển ra ngoài giới hạn của “bốn bức tường” công ty.

Rõ ràng cần có một tập hợp định nghĩa chuẩn. Vào những năm giữa của thập kỷ 90 của thế kỷ 20, PRTM đã phát triển một mô hình tham chiếu quy trình, bao gồm các định nghĩa và các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động chính của chuỗi cung ứng bao gồm bốn quy trình: hoạch định, mua hàng, sản xuất và phân phối.

Nhận thấy nhu cầu về một chuẩn thống nhất giữa các ngành, vào năm 1995 PRTM đã phối hợp làm việc với AMR, một hãng nghiên cứu độc lập chuyên cung cấp các phân tích trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. PRTM và AMR đã cùng nhau lập ra Hội Đồng Chuỗi Cung Ứng (the Supply-Chain Council – SCC), ban đầu với 69 công ty thành viên. Trong vòng hơn một năm, ba tổ chức này (PRTM, AMR và SCC), đã phát triển một tiêu chuẩn gọi là Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng (SCOR).

Sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống dưới của mô hình SCOR, công ty có thể nhanh chóng hiểu được cấu trúc và hiệu quả hoạt động hiện thời chuỗi cung ứng của mình. Công ty cũng có thể so sánh cấu trúc của mình với các công ty khác, phát hiện những cải tiến dựa trên các thực hành tốt nhất, và thiết kế cấu trúc chuỗi cung ứng tương lai cho mình. Từ khi ra đời năm 1996, đến nay đã có 700 công ty áp dụng mô hình SCOR.

Năm 1996, Hội Đồng Chuỗi Cung Ứng (SCC) trở thành tổ chức  phi lợi nhuận và mô hình SCOR được chuyển giao cho họ. Từ lúc thành lập, SCC ngày càng phát triển rộng khắp thành các hiệp hội ở Châu Âu, Nhật, Úc/New Zealand, Đông Nam Á, và Nam Phi, và khu vực Bắc Mỹ. Các thành viên đã ngày càng phát triển, mở rộng mô hình. Quy trình Thu Hồiđược thêm vào năm 2001. Các thực hành tốt và các bảng tiêu chí đánh giá được cập nhật theo định kỳ.

Mô hình SCOR là mô hình tổng quan, đưa ra hướng dẫn khung để phát triển cấu trúc chuỗi cung ứng. Bên cạnh SCOR, còn có các mô hình bổ sung khác được phát triển tương thích với từng tình hình cụ thể của các ngành công nghiệp và chi tiết đến mức ứng dụng – chẳng hạn như yêu cầu chuẩn về dữ liệu.

Ba cấp độ của mô hình SCOR

Mô hình SCOR bao gồm bốn cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Ba cấp độ ban đầu – quy trình, quy trình con, các hoạt động – được mô tả trong mô hình. Các quy trình hoạt động cụ thể, hay cấp độ thứ 4, được diễn giải chi tiết bằng biểu đồ dòng chảy công việc, thường được chuyên biệt hóa tùy theo chiến lược và yêu cầu cụ thể của từng công ty. Vì thế cấp độ 4 không được bao gồm trong tài liệu xuất bản chính thức của mô hình SCOR.

Bắt đầu từ cấp độ 1 và kết thúc là cấp độ 3, nội dung của SCOR có thể dùng để chuyển chiến lược kinh doanh của công ty thành cấu trúc chuỗi cung ứng phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Trình tự sử dụng các cấp độ khác nhau của SCOR sẽ phụ thuộc vào xuất phát điểm và yêu cầu kinh doanh cụ thể. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các lợi ích trong hoạt động và kinh doanh đạt được từ việc cấu trúc chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR.

SCOR là gì ? Giới thiệu mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference) Mô hình SCOR cấp độ 1

Ở cấp độ 1, công ty cần xác định rõ sự phù hợp của các quy trình kinh doanh với cấu trúc kinh doanh (các đơn vị kinh doanh, các vùng, v.v…) và với các đối tác chuỗi cung ứng. Từ đó tinh chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng – những ưu tiên kinh doanh mà chuỗi cung ứng phải hỗ trợ đắc lực. Cấp độ 1 tập trung vào năm quy trình chuỗi cung ứng chính (hoạch định(plan), mua hàng (source), sản xuất(make), phân phối (delivery) và thu hồi(return)

About help with pre algebra read more. Our professionals are very attentive to the smallest details especially when it comes to research Mô hình SCOR cấp độ 2

Ở cấp độ 2, công ty cần tinh chỉnh lựa chọn về các quy trình chuỗi cung ứng của mình và xác định làm thế nào để quy trình tương thích với hạ tầng cơ sở kỹ thuật (bao gồm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ở các địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin). Cấp độ 2, hay cấp độ cấu hình (configuration level), hỗ trợ phát triển và đánh giá các lựa chọn cấp độ cao (ở mô hình SCOR cấp độ 1) cho cấu trúc quy trình chuỗi cung ứng, bằng việc lựa chọn “gia vị” cho hoạch định, mua hàng, sản xuất, phân phối và thu hồi. Điều này được thực hiện thông qua việc lựa chọn các quy trình con tương ứng, hay còn gọi là các danh mục quy trình, dựa trên chiến lược chuỗi cung ứng. Việc lựa chọn danh mục quy trình sẽ ảnh hưởng đến thiết kế ở mức độ 3 bởi từng hạng mục yêu cầu các hoạt động cụ thể rất khác biệt.

Includes dissertation writing service philippines http://www.homebox.net/meaning-of-a-business-plan/ andisis here to gross and also staff dissertation writing services marketing. Students as he has recantation clue what you love. Post graduate writing service, and affordable price. Even so a wide range of coherence in easily and find and social work, phd and ph. Sep 07, proposal example; direct marketing dissertation Ví dụ ứng dụng mô hình SCOR

Mô hình SCOR đã buộc một công ty phải xem xét lại một luận điểm đã tồn tại rất lâu: dịch vụ khách hàng tệ hơn mong muốn là do quy trình xử lý đơn hàng. Trong quy trình này các đơn hàng được tự động chuyển từ khách hàng tới một hệ thống, sau đó được nhập thủ công vào một hệ thống khác để xử lý tài chính, trước khi liên lạc với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, nhóm dự án đã phân tích và chỉ ra rằng dù việc nhập lại số liệu một cách thủ công làm phát sinh chi phí và tạo nguy cơ nhầm lẫn sai sót, nhưng việc quản lý các nhà thầu phụ mới là vấn đề nghiêm trọng hơn. Với quy trình hiện tại, việc trao đổi về kế hoạch yêu cầu với các nhà thầu phụ là một phần của quy trình đặt hàng chính thức, trong đó các nhà cung cấp xác nhận số lượng và ngày giao hàng. Tuy nhiên thay đổi từ phía nhà cung cấp như giao hàng trễ so với kế hoạch, thay đổi về khối lượng đơn hàng từ nhà thầu chính, lại được thực hiện một cách không chính thức. Nhóm dự án đã vạch ra các thay đổi chính gồm vai trò mới của bộ phận thu mua, xem xét lại hoạch định hàng tháng của nhà thầu phụ (nhằm điều chỉnh lại kế hoạch đã được đồng thuận trước), và các quy tắc giúp hướng dẫn thay đổi lịch trình sản xuất của nhà thầu phụ. Sau nhiều tháng nỗ lực, công ty đã mang lại kết quả ấn tượng: giao hàng đúng hạn bởi nhà cung cấp tăng hơn 20%, thời gian xác nhận đơn hàng giảm rõ rệt. Ngày nay công ty có thể xác nhận đơn hàng trong vòng 2 đến 3 ngày, thay bằng 2 đến 3 tuần như trước kia. Công ty đã dần lấy lại được lòng tin của khách hàng.

0 0 Continue Reading →

Đạo luật Lacey Act là gì ?

Academic Essays Done Fast. So, rather you want to ask us: Write papers for me? or Recommended Site!? choose our company. Lacey Act là gì ? Lacey Act là đạo luật cấm buôn bán các loài cây và sản phẩm liên quan có nguồn gốc bất hợp pháp, bao gồm cả gỗ và các sản phẩm gỗ được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào 22/5/2008. Giờ đây, đạo Luật Lacey đã tạo ra một tiền lệ mới trong thương mại toàn cầu về gỗ và các sản phẩm gỗ, công nhận và hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia khác trong việc quản lý nguồn tài nguyên của họ và thiết lập các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ để các công ty buôn bán những mặt hàng này thực hiện các quy định tương tự như đã đề cập trong đạo Luật Lacey.

Lacey Act là gì ?

Đạo Luật Lacey Act là gì của Hoa Kỳ làm gì?

1. Cấm buôn bán thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật – bao gồm cả gỗ và sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp xuất xứ từ bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ hoặc từ nước ngòai vào Hoa Kỳ.

2. Đòi hỏi người nhập khẩu phải khai báo xuất xứ gốc và tên lòai gỗ có trong sản phẩm của họ.

3. Thiết lập hình phạt cho sự vi phạm đạo luật này, bao gồm tịch thu hàng hóa, phạt tiền hoặc tống giam, hoặc tịch thu phương tiện, thiết bị vận chuyển trong các trường hợp nghiêm trọng như buôn lậu sản phẩm có nguồn gốc bất hợp pháp hay giả mạo giấy tờ.

Cần phải khai báo những thông tin gì và vì sao?

Luật Lacey yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp hồ sơ khai báo thông tin cơ bản kèm theo từng chuyến hàng vận chuyển gỗ hoặc các sản phẩm gỗ. Mục đích của việc khai báo này nhằm tăng tính minh bạch về gỗ và loài cây thương mại để Chính phủ Mỹ có thể thực thi luật tốt hơn. Nội dung khai báo cần bao gồm các nội dung sau đây:

1.    TÊN KHOA HỌC CỦA CÁC LOẠI GỖ CẤU THÀNH TRONG SẢN PHẨM,
2.    TÊN QUỐC GIA NƠI GỖ ĐƯỢC KHAI THÁC,
3.    SỐ LƯỢNG VÀ,
4.    GIÁ TRỊ.

Yêu cầu khai báo có áp dụng đối với tất cả các sản phẩm gỗ không?

Không. Thứ nhất, Luật có các điều khoản đặc biệt đối với các sản phẩm phức tạp mà thường sử dụng nguyên liệu từ nhiều quốc gia hoặc nhiều loài cây. Trong trường hợp không có nguồn thông tin về quốc gia hoặc loài cây cụ thể, Luật cho phép khai báo danh mục các loài cây gỗ và/hoặc nước tiềm năng (phải bao gồm cả tên quốc gia có nguồn gốc gỗ) là nơi xuất xứ của nguồn gốc gỗ. Thứ hai, không cần khai báo tên loài cây hoặc nguồn gốc nguyên liệu tái chế đối với các sản phẩm giấy được sản xuất từ nguyên liệu sợi tái chế. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu phải cung cấp thông tin về tỷ lệ % trung bình của hàm lượng tái chế cũng như các loài cây và nguồn gốc nguyên liệu gỗ không thuộc thành phần tái chế có trong sản phẩm. Cuối cùng, các nhà nhập khẩu không cần khai báo nguyên liệu đóng gói được chế biến từ gỗ như bìa các tông hoặc bìa ép rơm trừ khi sản phẩm đóng gói là hàng hóa nhập khẩu chính. Sau 2 năm triển khai, chính phủ cần rà soát lại việc thực hiện các yêu cầu khai báo và tác động của việc loại trừ nguyên liệu đóng gói. Trên cơ sở kết quả rà soát này, chính phủ có thể ban  hành các quy định điều chỉnh phạm vi áp dụng của 3 hình thức này.

Khó khăn cho Việt Nam

Nói với báo chí trong nước, ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam cho rằng hiểu biết để ứng phó với đạo luật này của các doanh nghiệp Việt Nnam là chưa sẵn sàng, bởi vì chưa có hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan chức năng. Đến nay, các bộ ngành liên quan vẫn chưa có ý kiến thống nhất về cơ quan nhà nước hay một tổ chức phi chính phủ nào sẽ chịu trách nhiệm cấp một số giấy chứng nhận cho doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chưa biết lấy tiền đâu mà triển khai và xin cấp chứng chỉ vì mỗi lâm trường trồng rừng nguyên liệu lấy gỗ cần 2 triệu đô la thì mới triển khai được

Một phụ nữ đang hoàn thành bức tượng gỗ tại một xưởng điêu khắc gỗ tư nhân ở Bắc Ninh. AFP photo Một phụ nữ đang hoàn thành bức tượng gỗ tại một xưởng điêu khắc gỗ tư nhân ở Bắc Ninh. AFP photo

Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải với đạo luật Lacey theo ông Nguyễn Tôn Quyền là “hiện Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào để có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ giấy phép như yêu cầu. Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam phụ thuộc đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài.”

Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ, Ngô Văn Thoan, trong một lần trả lời phỏng vấn trước đây với đài Á châu Tự Do thì nhận định đạo luật Lacey mới tạo thêm rào cản thương mại và khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn, “họ quy định nhiều việc làm mới, làm cho chi phí lên cao, mất nhiều thời gian, và người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn.”

Nhưng theo ông Jack Hurd của TNC thì quan niệm cho rằng đạo luật Lacey tạo rào cản thương mại và do đó có thể làm giảm xuất khẩu là không có căn cứ:

“Nhận xét là các quy định này là các rào cản thương mại theo tôi là không đúng. Việc yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ luật pháp của chính nước họ không thể coi là không hợp lý. Tôi nghĩ là xuất khẩu sẽ giảm sút. Lý do thứ nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam là một cơ cấu phức tạp. Đây là ngành xuất khẩu quan trọng, các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của thế giới. Những nhà kinh doanh ở đây rất nhạy bén trong việc thích ứng với những thay đổi trên thị trường thế giới. Lịch sử ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam cho thấy điều đó.”

Hiện xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn rất mạnh, mặc cho cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Năm 2009, Mỹ nhập của Việt Nam 1 tỷ đô la. Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó tổng giám đốc công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, một trong các công ty xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nói rằng những quy định mới có tạo ra các rào cản nhất định, chủ yếu là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ. Nguyên nhân là vì lâu nay họ đã quen mua gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí gỗ lậu để đảm bảo giá cạnh tranh. Nay để đáp ứng được những quy định mới, họ sẽ phải thay đổi lại tập quán kinh doanh của mình. Điều này không dễ thực hiện một sớm một chiều. Còn công ty gỗ Trường Thành đã sẵn sàng để đối phó:

“Công ty biết rất rõ và công ty ý thức được việc này, từ năm 2002 tức là 7 năm trước đây mình đã set up công ty mình theo quy trình COC  tức là chain of custody nghĩa  là truy  ngược lại nguồn gốc và từ năm đó mình đã được chứng nhận của tổ chức SCS về việc công ty tổ chức và đạt chứng nhận COC luôn, là 1 công ty có khả năng làm hàng có chứng nhận FFC, nói chung về nguồn gốc sản phẩm, nguồn gốc gỗ dùng trong sản phẩm thì rất rõ ràng từ 2002 tới bây giờ.”

Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ 3 tỷ đô la trong năm nay, với các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 26% kế hoạch cả năm. Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt liên quan đến những thay đổi về chính sách tại các thị trường lớn, đại diện hiệp hội gỗ Việt Nam vẫn tin tưởng ngành xuất khẩu gỗ sẽ đạt được mục tiêu đề ra và nằm trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam năm nay.

0 0 Continue Reading →

Thủ tục xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản

Giấy phép kinh doanh của Công ty không có chức năng xuất nhập khẩu quần áo, vải, vậy muốn xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản, Công ty có cần đăng ký lại giấy phép kinh doanh và các thủ tục để xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản như thế nào?

Doanh nghiệp ngỡ ngàng khi bị kiểm tra sau thông quan

Về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tại Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

“1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó”.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.

Đồng thời, Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh (theo đề nghị của doanh nghiệp)”.

Như vậy, tùy thuộc là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, Công ty đối chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.

Về thủ tục hải quan, theo Hải quan Hà Nội, tại Khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan năm 2014 quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

a. Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

b. Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về nguyên tắc, Công ty căn cứ vào các quy định của Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thực hiện.

Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan) để được hướng dẫn cụ thể.

0 0 Continue Reading →

Overbook là gì? Tại sao hãng bay phải overbook?

Overbook là gì? Overbook là việc các hãng vận tải, các chủ khách sạn hoặc nhà tổ chức sự kiện bán nhiều vé hơn số chỗ mà họ có. Mục dích của overbook là để hạn chế số lượng ghế trống do khách hàng hủy ngang, nhằm hạn chế tổn thất cho công ty.

Overbook là gì? Tại sao hãng bay phải overbook?

Overbook là gì? Tại sao lại có Overbook?

Lý do giải thích rất đơn giản: luôn luôn có một tỉ lệ hành khách đặt mua vé, trả tiền vé, nhưng lại không hề xuất hiện – được gọi là “No show rate” hay “No-shows”.

Đối với những hãng hàng không giá rẻ, các loại vé tiết kiệm (Saver) hoặc khuyến mãi (Promo), chuyện này chẳng gây thiệt hại gì, vì khách hàng sẽ hoàn toàn mất quyền lợi khi không tham gia chuyến bay. Nhưng với các doanh nghiệp cho phép đổi trả vé, việc hành khách bỏ trống ghế cho có thể gây thiệt hại lên tới hàng triệu USD mỗi năm.

Ví dụ: Bạn mua vé máy bay có ngày bay, chuyến bay rồi mà không đi, vé của bạn vẫn có giá trị. Bạn có thể mất một ít tiền đổi ngày bay, nhưng vẫn đổi được. Bạn có thể mất một chút lệ phí hoàn vé, những vẫn hoàn vé lấy lại tiền được. Nhưng khi mua vé từ Vietjet hay Jetstar, hủy vé sẽ hoàn toàn không có tiền bồi thường, và chi phí đổi vé thậm chí còn cao hơn mua lại một vé mới. Đây chính là lý do chính của nghiệp vụ Overbook ở một số hãng bay.

Theo Lương Hoài Nam – một cựu nhân viên Vietnam Airline: “Thời tôi còn làm ở VNA, thấy có những đường bay có tỷ lệ No-show lên tới cỡ 50%, còn 20-30% là rất phổ biến. Tệ nhất là từ Tân Sơn Nhất.

Sân bay ngay trong thành phố, gần sân bay lại có nhiều quán nhậu, một số hành khách ham vui, chẳng thèm bay chuyến bay đã mua vé nữa (vé vẫn còn dùng được mà, sợ gì…)”

Vậy nên, một số hãng máy bay, khách sạn hoặc sự kiện thực hiện nghiệp vụ Overbook, dựa trên giả định tính toán về tỉ lệ “No show rate” trung bình như thế nào. Họ cần đảm bảo rằng khi sự kiện diễn ra, số ghế trống phải gần bằng 0.

Khi máy đoán tỷ lệ sai

Overbook là gì? Tại sao hãng bay phải overbook?

Trên thực tế, tỉ lệ no show rate thường không sai, nhưng cũng có một số trường hợp hiếm hoi khi không có khách hàng nào hủy chuyến cả. Khi đó, chuyến bay đã chính thức rơi vào trạng thái “đặt quá chỗ” (overbooked flight), và hệ quả đương nhiên một số hành khách sẽ phải ở lại sân bay.

Thường thì hãng hàng không có chính sách, quy trình xử lý tình huống đó. Phổ biến nhất là kêu gọi người tình nguyện bỏ chỗ và đền bù cho họ một khoản tiền (“Delay Compensation” hoặc “Thank you Fee”). Hoặc hơn nữa là tình huống overbook đã được phòng ngừa trong quá trình check-in, giải quyết ngay tại sân bay.

Nhưng cũng có trường hợp khi khách lên rồi thì hãng bay mới phát hiện overbooked và đồng thời không có ai tình nguyện bỏ chỗ. Khi đó hãng hàng không sẽ căn cứ vào chính sách của mình để cắt khách (kèm bồi thường).

Chẳng hạn như chuyến bay VN1315 ngày 14/2/2014 từ Đà Nẵng đi TP HCM có 3 trên tổng số 187 hành khách bỏ tiền ra mua vé phải ở lại điểm xuất phát, đợi chuyến sau. Nguyên nhân là máy bay chỉ có 184 chỗ.

Để đền bù cho khách hàng, phía Vietnam Airlines cho biết đã sắp xếp cho 3 hành khách nêu trên lên chuyến bay tiếp theo (sau đó khoảng một giờ), gửi văn bản xin lỗi và bồi thường cho mỗi người 300.000 đồng. Trong 3 hành khách mắc kẹt, 2 người chấp nhận phương án này. Khách hàng còn lại, vì quá bức xúc, đã quyết định bỏ chuyến bay.

Làm thế nào để không bị “mời ra”?

Overbook là gì? Tại sao hãng bay phải overbook?

Phổ biến là theo nguyên tắc “First Comes First Served”, trừ một số khách được ưu tiên đi (khách có chuyến bay nối chuyến, khách nước ngoài hết hạn visa, người già, trẻ em…). Theo thống kê, những hành khách check-in muộn nhất có nguy cơ bị đá cao nhất nếu chuyến bay bị đặt quá chỗ. Còn với những người check-in trước số đông, gần như 100% chỗ của bạn sẽ không bị “sờ” đến.

Ngoài ra, nếu là một hành khách bay thường xuyên của một hãng hàng không nào đó, bạn sẽ ở rất sâu trong danh sách phải nhường chỗ. Hoặc nếu không, hãy tránh chọn khung giờ bay cao điểm ra, tỉ lệ bay quá chỗ sẽ thấp hơn.

0 0 Continue Reading →

Last mile là gì? Tầm quan trọng của Last mile trong chuỗi cung ứng

Last mile là gì? Last mile là một thuật ngữ được sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng và kế hoạch vận tải, mô tả sự vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách đến điểm đích cuối cùng.

Last mile là gì? Tầm quan trọng của Last mile trong chuỗi cung ứng

Last mile trong mạng lưới phân phối

Thuật ngữ “Last mile” ban đầu được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông nhưng sau này đã được áp dụng cho quản lý chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng, việc vận chuyển hàng hoá thông qua đường sắt và đường biển thường là phương thức vận chuyển phổ biến, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, khi hàng hoá đến ga tàu hoặc bến cảng với một khối lượng lớn, chúng cần được vận chuyển đến điểm đích cuối cùng của nó.

Và phần vận chuyển cuối cùng này có hiệu quả kém hơn nhiều chuyến đường dài bằng đường sắt hay đường biển. Thông thường chặng last mile sẽ chiếm đến 28% tổng chi phí vận chuyển hàng hoá cho cả chuyến hành trình. Vấn đề ở đây là last mile còn ẩn chứa các thách thức của khi giao hàng hoặc vận chuyển tại khu vực thành phố, nơi tập trung các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng … và nó sẽ dẫn đến kẹt xe và thiếu an toàn.

Chúng ta thường gặp bài toán Last mile trong việc vận chuyển hàng hóa đến các khu vực cần cứu trợ nhân đạo. Nguồn cứu trợ có thể đến được một trung tâm ở gần khu vực bị ảnh hưởng nhưng lại không thể được phân phối đến từng hộ dân chịu ảnh hưởng do các thiệt hại về cơ sở hạ tầng ngăn cản.

Các công ty bán lẻ như Amazon và Alibaba đã và đang nghiên cứu và triển khai các máy bay không người lái để vận chuyển hàng hoá mua trực tuyến cho người tiêu dùng. Amazon cũng đã thiết lập tủ khóa tại một số trung tâm thương mại như là một cách để bảo quản và giao hàng đến khách …

0 0 Continue Reading →

Tổng hợp thuật ngữ Logistics thường gặp (A-H)

A

ABS – Activity Based Costing

Một hệ thống kế toán đo lường chi phí và hiệu suất của các hoạt động cụ thể được thực hiện trong một tổ chức. Ví dụ, giải pháp ABC có thể đo lường chi phí phát sinh từ mục các khoản phải thu trong việc xử lý các sai sót hóa đơn, trong khi phương pháp kế toán truyền thống bỏ qua hoạt động này và đo lường chi phí của mục các khoản phải thu như là một tỉ lệ phần trăm của doanh thu.

AC – Accessorial

Dịch vụ Phụ trợ – Dịch vụ được hãng tàu cung cấp thêm ngoài các dịch vụ vận tải (ví dụ như việc phân loại, đóng gói, làm lạnh container, làm nóng và lưu trữ).

AI – All Inclusive

Đã Bao gồm Tất cả

AQ – Any Quantity

Mức xếp hạng áp dụng cho một mặt hàng bất kể trọng lượng như thế nào.

AS – Assignment

1. Việc chuyển nhượng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của một người cho người khác. 2. Đặc biệt việc chuyển giao tài sản được ủy thác hoặc được sử dụng vì lợi ích của chủ tài sản. 3. Là chứng từ cần có để thực hiện chuyển giao quyền và lợi ích như trên.

ATD – Artificial Tween Decks

Container Hai Boong Nhân tạo Có nền bằng thép dài bốn mươi feet, rộng tám feet, dày một foot với sàn bằng gỗ cứng. Được trang bị mười vòng gia cố để bảo đảm chuyên chở hàng hóa quá cỡ, trọng tải nặng hoặc có bánh xe.

B

Bay

Khu vực đặt container trên tàu.

Văn bản pháp lý được ký bởi hoặc ký thay cho thuyền trưởng, đại lý vận tải, chủ tàu hoặc hãng tàu (chung). Là bằng chứng bằng văn bản về hợp đồng vận tải đường biển và/hoặc đường bộ. Là (1) Biên nhận hàng hóa (đang được chủ tàu/hãng tàu hoặc đại lý vận tải của họ giữ hộ) và (2) Nhiệm vụ vận chuyển và giao hàng an toàn đến nơi đã định/đã thỏa thuận, trừ khi gặp rủi ro trên biển (3) Việc nộp lại (surrender) chứng từ mà tại đó/khi đó, các điều khoản quy định việc giao hàng theo lệnh của một người cụ thể, theo lệnh (trống) hoặc theo người nhận vận đơn 4) Phiếu này là bằng chứng cho các điều khoản của hợp đồng vận tải.

Booking

1. Hành động ghi nhận các hoạt động thu xếp cho việc di chuyển/vận tải hàng hóa bằng tàu hoặc phương tiện chuyên chở khác. 2. Thể hiện trước mong muốn đăng ký trước cho việc gì đó, ví dụ như vận chuyển hàng hóa. 3. Còn gọi là yêu cầu đặt chỗ

C

CAM – Cargo Declaration Amendment Fee

Phí cho việc nộp lại các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Hải quan do khách hàng có yêu cầu điều chỉnh sau khi người chuyên chở đã nộp hồ sơ chứng từ cho các cơ quan hải quan địa phương. Các nước nhập khẩu nếu có áp dụng: – Liên minh châu Âu – Na Uy – Thụy Sĩ – Hoa Kỳ – Canada – Puerto Rico – Mexico

CCF – Container Cleaning Fee

Phí này bao gồm các chi phí phát sinh khi làm vệ sinh thêm hoặc vệ sinh đặc biệt và được áp dụng khi container không đáp ứng các chỉ tiêu vệ sinh tiêu chuẩn (cả bên trong lẫn bên ngoài) khi được khách hàng trả lại trong tình trạng rỗng. Dịch vụ vệ sinh container bổ sung này có thể được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Chi phí này không áp dụng cho những container thuộc sở hữu của chủ hàng.

CAS – Controlled Atmosphere Service

Phí Kiểm soát khí (CA) gồm các khoản phí phát sinh liên quan đến việc cung cấp một container vận tải đông lạnh có phần khí được kiểm soát đặc biệt. Những loại container này đảm bảo hỗn hợp khí Oxy và CO­2 được điều hòa và cung cấp trong hai sản phẩm khác nhau: 1) Star Fresh: Active CA 2) Star Care: Passive CA Áp dụng khi hãng tàu nhận yêu cầu về loại container này. Để biết thêm thông tin, vui lòng bấm vào đây.

CAF – Currency Adjustment Factor

Đây là một biện pháp chia sẻ chi phí đền bù để loại bỏ rủi ro của hãng tàu liên quan đến biến động tiền tệ. Có thể xem tổng quan các phép tính CAF tại đây. Phí sẽ được tính cho tất cả các yêu cầu đặt chỗ cho các tuyến thương mại này. Phí được áp dụng chủ yếu, nhưng không giới hạn, các tuyến châu Âu, ví dụ như: Châu Âu – Viễn Đông Châu Âu – Trung Đông / Biển Đỏ / Tiểu lục địa Ấn Độ Mỹ đến/từ châu Âu

D

DDU – Delivery Duty Unpaid

Delivery

(1) Việc chuyển giao vật lý và hợp pháp hàng hóa từ người gửi hàng đến hãng tàu và từ hãng tàu/đại lý vận tải đến người nhận hàng.
(2) Hành động chuyển tài sản vào quyền sở hữu hợp pháp của một người khác, dù là chuyển giao thực tế quyền kiểm soát vật lý của đối tượng từ người này sang người khác hoặc chịu ảnh hưởng mang tính xây dựng theo nhiều cách khác nhau.

Delivery Order

Đơn hàng từ người nhận, chủ hàng hoặc chủ tàu gửi đến người điều hành bến bãi, người chuyên chở hoặc nhà kho để chuyển hàng đến một bên khác. Về nhập khẩu, từ này còn có nghĩa là phiếu xuất cảng.

Một loại chứng từ không phải là vận đơn gốc hoặc vận đơn đích danh (không chuyển nhượng) nhưng thể hiện chức năng
(1) được đi kèm hoặc phục vụ cho các mục đích của hợp đồng vận chuyển đường biển cho các hàng hóa có liên quan đến chứng từ này, hoặc hàng hóa bao gồm những hàng hóa đó; và
(2) là nhiệm vụ của hãng tàu đối với người xác định trong chứng từ về việc giao hàng đến người được nêu trong chứng từ.

Lệnh giao hàng có thể chuyển nhượng các quyền theo hợp đồng bằng cách ký hậu, nhưng không nhất thiết là văn bản thể hiện quyền sở hữu hàng hóa theo ý nghĩa có thể chuyển giao quyền sở hữu định đoạt hàng hóa.

Demand Chain

Một tên gọi khác của chuỗi cung ứng, tập trung vào nhu cầu kiểm soát của khách hàng hoặc một bên nào đó.

Demurrage

Detention

Differential

Số tiền được thêm vào hoặc trừ ra từ giá chuyên chở căn bản để tạo thành mức giá mới cho địa điểm đi hoặc đến khác hoặc qua một tuyến vận chuyển khác.

Distribution

Tổng quan toàn bộ các hoạt động và kế hoạch cần thiết để đưa một sản phẩm từ dây chuyền sản xuất đến người dùng cuối.

Distribution Requirements Planning

Một hệ thống xác định nhu cầu cho hàng tồn kho tại các trung tâm phân phối, tổng hợp ngược trở lại các thông tin về nhu cầu và hoạt động như là đầu vào cho hệ thống sản xuất và nguyên vật liệu.

Diversion Charge

Phí chuyển hàng từ cảng đích dự kiến ban đầu đến một địa điểm mới.

Dock Receipt

Biên nhận cấp cho hàng được nhận hoặc được giao tại cầu cảng hoặc bến tàu. Khi tiến hành giao một lô hàng nước ngoài, biên nhận bến cảng được phát hành khi vận đơn nộp lại cho hãng vận chuyển.

Double Stack Car

Toa xe trên đường ray có khả năng xếp chồng hai container lên nhau.

Draft

Hàng Hải: Độ sâu tại điểm sâu nhất của tàu nằm dưới nước. Đường ray: Đường cắt giữa toa xe đôi. Tài chính: Một đơn hàng bằng văn bản, được ký bởi một bên yêu cầu một bên khác trả một số tiền cụ thể cho một bên thứ ba. Chứng từ này còn được gọi là giấy giao nhận

Drawback

Hoàn phí 99% cho nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc đã nộp thuế mà sau đó tái xuất.

Drayage

Vận tải nội địa từ nhà cung cấp đến cảng bốc hàng và từ cảng dỡ hàng đến điểm bốc hàng khỏi container đường biển. Vì vậy, việc kéo container được thực hiện cho hàng hóa CY và CFS.

Dry Dock

Được sử dụng làm bến đỗ tàu để sửa chữa.

Dunnage

Vật liệu được sử dụng xung quanh hàng hóa để hàng không bị vỡ hoặc dịch chuyển, thường là do chủ hàng cung cấp. Trọng lượng hàng được đưa vào bảng xếp hạng.

Duty Drawback

(1) Hoàn phí cho hàng tái xuất hoặc vật liệu triển lãm thương mại.
(2) Hoàn thuế hải quan cho hàng tái xuất.

E

Earnings
Thu nhập sau thuế của một công ty và toàn bộ chi phí khác đã được thanh toán. Còn được gọi là lợi nhuận hoặc thu nhập ròng.
EIR
Biên nhận Trao đổi Thiết bị. Một tài liệu dùng để nhận hoặc giao một container/khung chứa hàng đầy hoặc trống tại bất kỳ cảng hoặc bãi chứa/kho chứa container nội địa nào.
EAN 8
Mã vạch EAN được sử dụng khi cần biết xuất xứ quốc gia. Có 8 chữ số trong EAN 8, trong đó hai ký tự đầu dùng để xác định quốc gia xuất xứ, 5 ký tự tiếp theo là dữ liệu, sau đó là kiểm tra tổng. Cả hai phần bổ sung 2 và 5 chữ số cũng được hỗ trợ.
EL – Error List
Báo cáo chỉ ra sự sai lệch (lỗi) trong dữ liệu đầu vào.

F

Feeder
Dùng phương tiện giao thông chuyên chở để chuyển tiếp hàng hóa từ tàu mẹ đến điểm đến cuối cùng hoặc từ cảng nhận đầu tiên đến tàu mẹ.
FC – Floating Cranes
Cần cẩu hạng nặng có khả năng xử lý hàng hóa đặc biệt nặng khi không thể sử dụng cầu trục cổng thông thường.
FHC – For-Hire Carriers
Người hoặc công ty tham gia vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách để nhận tiền trả công. Được phân thành hai loại chính, hãng vận tải bằng động cơ cho hàng hóa thông thường và chuyên dụng.
FB – Freight Bill
Vận Đơn (Thu) tại Cảng đến: Vận Đơn Trả Trước. (1) Vận đơn được một công ty vận tải lập cho người nhận hàng, trong đó có mô tả tên chủ hàng, địa điểm xuất xứ và phí vận chuyển tính theo trọng lượng (nếu chưa trả trước). (2) Vận đơn được một công ty vận tải lập cho chủ hàng, trong đó có mô tả về hàng hóa vận chuyển, người nhận hàng, điểm đến và phí vận chuyển tính theo trọng lượng.
FF – Freight Forwarder
(1) Người tham gia lắp ráp, thu thập, phối hợp vận chuyển và phân phối ít hơn lượng hàng vận chuyển trên xe moóc. (2) Cũng là người làm đại lý trung chuyển hàng hóa đến hoặc từ nước ngoài và làm thủ tục hải quan liên bang cho hàng hóa.

G

Gantry Crane

Cầu trục cổng: Cần cẩu tại Cảng dùng để chất và dỡ container từ tàu, được định vị bằng cách di chuyển dọc theo đường ray.

H

Handling Costs

Chi phí liên quan đến việc chuyển giao, chuẩn bị và lưu kho theo hợp đồng.

Hangertainer

Container chuyên dụng được lắp đặt xà treo nhằm mục đích treo các mặt hàng may mặc bằng móc.

0 0 Continue Reading →

Gartner Top 25 Supply Chain 2017

Năm thứ hai liên tiếp, Unilever dẫn đầu Top 25 Supply Chain 2017 – Top 25 Chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới, tiếp theo là McDonald’s, Inditex, Cisco và H&M.
 
Bảng xếp hạng năm nay khá bất ngờ với 2 tên tuổi mới: Nokia trở lại Top 25 sau 7 năm vắng bóng, và sự xuất hiện lần đầu tiên của Diageo – tập đoàn thức uống có cồn quốc tế của Anh.
 
Ngoài ra, Amazon đã chính thức gia nhập Apple và P&G trong danh sách “Masters” chuỗi cung ứng, danh sách này đã được Gartner đã công bố từ năm 2015, ghi nhận đóng góp trên 10 năm liên tục của các Chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới.
Top 25 Supply Chain 2017
Top 25 Supply Chain 2017
0 0 Continue Reading →
.